XỬ LÝ NỨT BÊ TÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP BƠM ÁP LỰC THẤP
1. Giới thiệu
Phương pháp này được đề xuất dành cho việc sửa chữa bê tông sàn, cọc bê tông và các kết cấu bê tông khác nhằm đảm bảo về chất lượng và ổn định về kết cấu.
Phương pháp được áp dụng cho các vết nứt bê tông có độ sâu < 30cm.
Phương pháp bơm xy lanh áp lực thấp (Konishi cylinder system).
2. Qui trình thi công
Các bước thực hiện như sau.
Bước 1: Xác định vị trí cần xử lý
- Kiểm tra và xác định vị trí cần xử lý.
- Chuẩn bị bề mặt thật kỹ, làm sạch dầu, bụi bẩn bằng bàn chải sắt hay dung môi nơi cần bôi chất bám dính
Bước 2: Vệ sinh vị trí sẽ bơm keo epoxy. Dùng máy mài hoặc bàn chải sắt đánh sạch bề mặt ngoài bê tông.
Bước 3: Gắn tấm BC
- Gắn tấm định vị BC vào điểm cần bơm đã xác định trước. Nên đặt tấm BC vào giữa điểm cần bơm và cố định bằng vật liệu bám dính
- Khoảng cách giữa các tấm BC từ 15 cm đến 20 cm, tuỳ theo độ rộng vết nứt.
- Trám kín bề mặt vết nứt bằng vật liệu bám dính để ngăn keo không tràn ra ngoài khi bơm
Bước 4: Bơm keo Epoxy E500, SL1400, Sika752, E206
- Sau khoảng 5 giờ lớp bám dính đã khô cứng, hút keo epoxy vào xy lanh và gắn xy lanh lên các tấm BC đã định vị từ trước.
- Bơm từ từ cho đến khi keo không vào nữa, để tăng giảm áp lực trong khi bơm chỉ đơn giản là tăng hay giảm số lượng dây cao su vào xi lanh.
Hướng bơm:
- Tường: từ dưới lên
Bước 5: Tháo thiết bị bơm
- Sau khoảng 8 giờ keo epoxy đã khô. Dùng máy mài cầm tay hay đục để lấy keo thừa và thiết bị xy lanh.
- Làm phẳng bề mặt
- Vệ sinh khu vực đã thi công.
Minh họa:
Nứt bê tông
0 comments:
Post a Comment